/*! elementor-pro - v3.23.0 - 29-07-2024 */ (()=>{"use strict";var r={8325:()=>{}},e={};function __webpack_require__(_){var t=e[_];if(void 0!==t)return t.exports;var o=e[_]={exports:{}};return r[_](o,o.exports,__webpack_require__),o.exports}new(__webpack_require__(8325).EditorBootstrapPro)})(); Tầm nhìn Ichimoku – P2 – Mắt nhìn Kumo - Mai Duy Spacy

Tầm nhìn Ichimoku – P2 – Mắt nhìn Kumo

Tiếp theo trong tầm nhìn Ichimoku sẽ cho bạn cái nhìn về xu hướng giá hiện tại và diễn biến có thể xảy ra tiếp theo. Với Ichimoku có tính chất dự báo.

Xác nhận phe thắng thế

Khi nhìn vào thị trường, trước tiên bạn cần xác nhận được phe đang chiếm ưu thế (phe mua hoặc phe bán).

Hình 1:

mắt nhìn Kumo

Trong biểu đồ, bạn nhận thấy, giá đã phá đường Kijun 26 (đường màu đỏ) và tiếp tục đi lên, như vậy bên mua đang là bên thắng thế.

Bản chất của đường Kijun là giá trị cao nhất và thấp nhất trong vòng 26 cây nến (Khác với bản chất của đường MA).

Khi giá quay trở lại ngưỡng cân bằng, và phá vỡ nó, thì giá sẽ đảo chiều.

Đường Tenkan (Đường trung bình cao nhất và thấp nhất của 9 cây nến): Khi giá nằm trên luôn cả đường Tenkan, như vậy xu hướng tăng còn rất mạnh.

Như vậy đường Tenkan thể hiện sức mạnh của xu hướng.

Lưu ý quan trọng: đường Tenkan là trung bình của 9, nên sau 9 phiên  giá sẽ có xu hướng test lại đường này (Sẽ có sự dao động khoảng từ 7 – 11 phiên). Đây là lưu ý để tìm vị thế vào lệnh tốt.

Như vậy khi tìm điểm vào lệnh, đầu tiên bạn nhìn Kijun, sau đó sẽ xem giá đã tiếp cận lại Tenkan chưa, hoặc căn thời điểm giá tiếp cận lại Tenkan.

Ngược lại, tương tự đối với xu hướng giảm.

Mây Kumo

Mây Kumo được hình thành với đường Senkou A và Senkou B

Senkou A: giá trung bình của Tenkan và Kijun /2

Senkou B: giá cao nhất và thấp nhất của 52 cây nến, tiến về phí trước 26 cây nến trong tương lai.

Như vậy, khi 1 con sóng trong xu hướng đi được 52 cây nến, sẽ có xu hướng trở lại điểm trung bình, hoặc điều chỉnh. (Hình 2)

mắt nhìn Kumo

 

Mắt nhìn Kumo

Từ đó, sau 1 con sóng tăng, bạn xác định được vùng đỉnh, bạn sẽ nối điểm cao nhất từ giá đến 2 điểm trên mây Kumo như Hình 3.

Đây được gọi là mắt nhìn Kumo. Ta sẽ dự báo được các trường hợp:

Trong vòng 26 cây nến, giá hồi về được trong phạm vi mắt nhìn ( đúng điểm mũi tên đỏ dưới và đi lên) thì đây là xu hướng bình thường và xu hướng tăng còn.

Trong vòng 26 cây nến, giá hồi về và phá vỡ xuống phạm vi mắt nhìn (xuống điểm mũi tên đỏ và phá xuống) sau đó test lại như Hình 4, như vậy xu hướng tăng đã kết thúc, bạn cân nhắc bán dài hạn.

Trong vòng 26 cây nến, giá chỉ hồi về phía trên mũi tên đỏ và bật ngay lên, như vậy xu hướng tăng còn mạnh, và giá có khả năng phá vỡ đỉnh cũ. ( Hình 5)

Trong trường hợp nhỏ hơn 26 cây nến nhưng giá giảm luôn (Hình 6): nếu đến đường hỗ trợ, đường hồng, giá bật lên thì xu hướng tăng vẫn còn, ngược lại, giá phá vỡ, xu hướng đã đảo chiều.

Tương tự, Sau đỉnh, giá chỉ test nhẹ lại trong vùng tam giác mắt nhìn và quay trở lại nằm trên, cho thấy xu hướng tăng còn mạnh.

Tương tự với D1, có thể chuyển sang các khung thời gian nhỏ hơn như H4, H1, M30 để vẽ mắt nhìn và tìm điểm vào lệnh tối ưu.

Tương tự xác nhận xu hướng hồi hoặc giảm với đáy thấp nhất.

Xem lại: Tầm nhìn Ichimoku P1

———————————————–

Tác giả: Mai Duy Spacy

Liên hệ: maiduydong94@gmail.com

hello@maiduyspacy.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Tầm nhìn Ichimoku – P2 – Mắt nhìn Kumo […]

Mai Duy Spacy
Logo
Shopping cart