Một chiến lược tiếp theo có thể sử dụng đơn giản cho Ichimoku là sự đảo chiều đổi màu của mây Kumo.
Với các thông số thiết lập cơ bản là 9, 26 và 52.
Chiến lược mây Kumo:
Mây Kumo được hình thành bởi Senkou span A và senkou span B. Trong đó: senkou span A là giá trung bình của Tenkan và Kijun, được đẩy về sau 26 kỳ. Senkou span B được là đỉnh đáy 52 kỳ được đẩy về sau 26 kỳ.
Chiến lược sự dụng mây Kumo là tín hiệu giao cắt giữa A và B, tức là mây đảo ngược.
Vào vị thế:
Khi senkou span A cắt xuống senkou span B, như vậy mây tăng chuyển sang mây giảm: cân nhắc Bán.
Khi senkou span A cắt lên senkou span B, như vậy mây giảm chuyển sang mây tăng: cân nhắc Mua.
Lưu ý khi sử dụng: Có độ mạnh yếu của tín hiệu.
Nên đi theo xu hướng chính.
Nên giao dịch với khung nến cao từ M30, H1, H4, D1
Mây hiện tại: Là mây từ nến hiện tại trở về quá khứ
Mây tương lai: Là mây hiện tại trở về tương lai.
Xét độ mạnh yếu, trung bình như thế nào?
Đối với lệnh Mua: khi giao cắt giá nằm trên mây: tín hiệu Mạnh.
Đối với lệnh Bán: khi giao cắt giá nằm dưới mây: tín hiệu Manh.
Khi giao cắt giá nằm trong Mây: tín hiệu trung bình.
Ngược lại: Tín hiệu yếu: không nên vào lệnh
Đám mây Kumo là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống Ichimoku chart, cho phép ta gần như ngay lập tức có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh về xu hướng của thị trường và mối quan hệ giữa giá với xu hướng đó:
Mối quan hệ giữa Senkou Span A và Senkou Span B trong Kumo
Mây Kumo được tạo thành từ 2 đường Senkou Span A và Senkou Span B, do vậy tự bên trong Kumo còn một mối quan hệ là quan hệ giữa 2 đường cấu thành nên nó:
- Nếu Senkou A nằm trên Senkou B: Kumo tăng – màu xanh → giá có thể tăng.
- Nếu Senkou A nằm dưới Senkou B: Kumo giảm – màu đỏ → giá có thể giảm.
- Nếu Senkou A và Senkou B hoán đổi vị trí cho nhau => xu hướng cũng có thể thay đổi.
Độ dày mỏng của Mây Kumo.
Đám mây Kumo chính là sự “Thể hiện và phản ánh tâm lý thị trường”.
Nói đúng hơn là đám mây Kumo đại diện cho “tâm lý đám đông”. Khi 1 đám mây dày, điều đó chứng tỏ rằng tâm lý thị trường cũng như tâm lý đám đông đang rất vững và ổn định, giá khó có thể biến động và phá vở được.
Chính vì thế, khi đám mây Kumo phía trước trở nên “Dày” thể hiện biến động thị trường thập, vùng nén sau một đợt tăng/giảm trước đó.
Do đó, đám mây “Dày” báo hiệu sóng tâm lý cực yếu – hầu như không có dao động lên/xuống → Thị trường đi ngang – sideway.
Mây Kumo nằm ngang – Phẳng (Flat) trong Ichimoku chart
Mây Kumo phẳng trên hoặc phẳng dưới là hiện tượng thường được quan sát hay xảy ra ở Kumo do đường Senkou – Span B đi ngang.
Đây được coi là vùng cản của hành giá và giá có thể bật lại khi tiếp xúc với đường Senkou
Điều này là bởi vì Senkou Span B chính là đường cân bằng của giá cao nhất và thấp nhất trong vòng 52 phiên – nơi mức giá cân bằng dài hạn.
Khi giá luôn có khuynh hướng tìm cách quay trở lại trạng thái cân bằng, Senkou Span B phẳng đại diện cho một lực hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút giá về gần nó hơn.
Khi giá đi quá xa đám mây, tức là nó đang đi quá xa ngưỡng tâm lý, vượt quá giới hạn cho phép mức cân bằng tâm lý, lúc này ngay lập tức trên thị trường, tâm lý đám đông sẽ điều chỉnh để kéo giá trở về điểm cân bằng, tức là gần với đám mây.
Hiện tượng này gọi là hiện tượng “DÂY THUN”. Điều này nói lên 1 điều rằng, hiện tượng cân bằng giá và đám mây chính là cân bằng tâm lý mà ở đó có sự điều chỉnh tâm lý đám đông sao cho luôn dao động ở mức cân bằng.
Trong một xu hướng tăng, việc Senkou Span B phẳng sẽ dẫn đến một Kumo phẳng ở dưới.
Ngược lại, trong một xu hướng giảm, việc Senkou Span B phẳng sẽ dẫn đến Kumo phẳng ở trên.
Điều này sẽ rất có ích cho các nhà đầu tư giúp họ có thể dự đoán được xu thế giá cả sắp tới để có thể bị quay về test mây Kumo phẳng.
Liên hệ: hello@maiduyspacy.com
maiduydong94@gmail.com
Xem thêm: Tầm nhìn Ichimoku
Tầm nhìn Ichimoku – P2 – Mắt nhìn Kumo